Site banner

Toàn Đảng, toàn dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ nhật, 27 Tháng 4, 2025 - 04:38

NHỮNG HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, ĐÊ ĐIỀU

I- LĨNH VỰC THỦY LỢI

Trích Luật Thủy Lợi số 08/2017/QH14 

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi 

1. Xây dựng công trình thủy lợi không đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

2. Đổ chất thải, rác thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; xả nước thải trái quy định của pháp luật vào công trình thủy lợi; các hành vi khác làm ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi. 

3. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình thủy lợi. 

4. Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép làm ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi. 

5. Sử dụng xe cơ giới vượt tải trọng cho phép đi trên công trình thủy lợi; sử dụng xe cơ giới, phương tiện thủy nội địa lưu thông trong công trình thủy lợi khi có biển cấm, trừ các loại xe, phương tiện ưu tiên theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa. 

6. Cản trở việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thủy lợi. 

7. Khai thác nước trái phép từ công trình thủy lợi. 

8. Tự ý vận hành công trình thủy lợi; vận hành công trình thủy lợi trái quy trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 

9. Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ứng phó khẩn cấp khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố. 

10. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. 

11. Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi chưa có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung của giấy phép được cấp cho các hoạt động quy định tại Điều 44 của Luật này.

II-LĨNH VỰC ĐÊ ĐIỀU 

  Ò Trích Luật Đê Điều số 79/2006/QH11 

  Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm 

1. Phá hoại đê điều.

2. Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật này quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.. 

3. Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.. 

4. Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều.. 

5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt. 

6. Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa. 

7. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão. 

8. Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.

9. Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này. 

10. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ. 

11. Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều. 

NHỮNG HOẠT ĐỘNG TRÁI PHÉP TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, ĐÊ ĐIỀU SẼ BỊ XỬ PHẠT

Thực hiện theo Nghị định 03/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều (Trích một số nội dung về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực thủy lợi, đê điều) 

Ò Lĩnh vực thủy lợi 

  • Vi phạm gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi 

1. Trồng rau, cắm đăng đó, chất chà và các hình thức đánh bắt khác gây cản trở dòng chảy. 

2. Ngâm tre, luồng, nứa, lá, gỗ hoặc tạo các vật cản khác gây cản trở dòng chảy.

  • Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi 

1. Làm lều, quán, tường; xây dựng các công trình tạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; Đào, cuốc, xới, đánh vầng cỏ, gieo trồng các loại cây hoa màu trên bờ, mái kênh, mái đập đất 

2. Xây dựng lò gạch, lò vôi, công trình phụ, chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; Nuôi trồng thủy sản không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; Phá dỡ, xê dịch mốc chỉ giới, biển báo của công trình thủy lợi hoặc tự ý đấu nối kênh, đường ống dẫn nước; Hoạt động nghiên cứu khoa học, trồng cây lâu năm không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; Đào đắp ao, hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; Neo, đậu tàu, thuyền vào công trình thủy lợi khi có biển cấm; 

3. Tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi; Xây dựng nhà ở, cầu, kè, nơi sản xuất và các công trình kiên cố khác không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Lập bến bãi, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. 

Ò Lĩnh vực đê điều 

  • Hành vi vi phạm phá hoại đê điều 

1.Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê; cuốc, xới, rẫy cỏ, gieo trồng các loại cây hằng năm, cây lâu năm trên đê, trồng cây lâu năm trong hành lang bảo vệ đê; 

2.Chiếm dụng, sử dụng, di chuyển sai quy định hoặc làm hư hỏng công trình phụ trợ để điều; 

3.Sử dụng sai quy định công trình phụ trợ đê điều; di chuyển sai quy định hoặc làm hư hỏng công trình phụ trợ đê điều; 

4.Đào ao, đào giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều; 

5.Đào, bạt, xẻ mặt đê, mái đê, cơ đệ và chân đê; 

6. Khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ đê điều như sau: 

7. Làm hư hỏng cống qua đê, gây cản trở vận hành cống qua đê mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; làm hư hỏng các bộ phận phụ trợ của cống gồm bảng, biển báo; cột thủy chí; thiết bị quan trắc; làm hư hỏng các bộ phận của cống nhưng chưa làm ảnh hưởng trực tiếp đến vận hành, ổn định của cống như hàng rào, cổng, cửa, lan can bảo vệ; làm hư hỏng nhà bảo vệ máy móc; nhà quản lý cống; cầu công tác; phai, bộ phận thả phai và hành vi cản trở vận hành cống theo quy chuẩn kỹ thuật; làm hư hỏng các bộ phận ảnh hưởng trực tiếp vận hành của cổng bao gồm cửa van, máy đóng mở, dàn van, hệ thống điện và các bộ phận khác; làm hư hỏng các bộ phận ảnh hưởng trực tiếp ổn định của cống bao gồm thân cống, trụ pin, tường cánh, bể tiêu năng, sân tiêu năng, khớp nối và các bộ phận khác. 

8. Làm hư hỏng kè bảo vệ đê mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự 

9. Gây nổ làm nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 34 Luật Đê điều quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê. 

10. Hình thức xử phạt bổ sung: 

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định 

11. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trồng lại cây chắn sóng đã phá hoại; cỏ đã bị cuốc, xới, rẫy; sửa chữa, khắc phục những hư hỏng công trình để điều đối với hành vi vi phạm; khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm. 

  • Xây dựng nhà ở, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều và phạm vi lòng sông không gồm bãi nổi hoặc cù lao 

1. Xây dựng nhà ở, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều và phạm vi lòng sông không bao gồm bãi nổi hoặc cù lao, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt 

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: 

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi đã vi phạm. 

  • Vi phạm quy định về xây dựng nhà, công trình tại bãi sông, bãi nổi, cù lao nơi chưa có công trình xây dựng 

1. Xây dựng nhà, công trình tại bãi sông, bãi nổi, cù lao nơi chưa có công trình xây dựng không xin giấy phép; 

2. Xây dựng nhà, công trình tại bãi sông, bãi nổi, cù lao nơi chưa có công trình xây dựng không đúng quy định trong giấy phép; 

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi đã vi phạm. 

  • Vi phạm về mở rộng diện tích mặt bằng xây dựng khi sửa chữa cải tạo công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông, bãi nổi hoặc cù lao 

1. Phạt bằng tiền đối với hành vi mở rộng mặt bằng xây dựng không có giấy phép hoặc không đúng quy định trong giấy phép khi sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông, bãi nổi hoặc cù lao. 

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: 

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi đã vi phạm 

Sưu tầm